Bài viết chuyên môn

Bài viết chuyên môn

ĐỔ BÊ TÔNG GẶP MƯA PHẢI LÀM SAO?

Bạn vừa đổ xong một móng nhà thật đẹp, nhưng trời lại bất ngờ đổ mưa. Lúc này, bạn cảm thấy vô cùng lo lắng vì sợ bê tông sẽ bị hỏng. Đừng quá lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
❓Tại sao bê tông lại sợ nước?
Khi bê tông mới đổ, xi măng chưa kết dính hoàn toàn, nếu gặp nước mưa quá nhiều sẽ làm loãng hỗn hợp, thay đổi cấu trúc của chúng, ảnh hưởng đến cường độ bê tông hay thậm chí là hỏng luôn. Đây là điều không ai mong muốn nhưng vấn đề thời tiết mưa nắng thất thường thì không thể quyết định. Vậy đổ bê tông tươi xong gặp mưa thì phải giải quyết như thế nào?
👉Cách xử lý:
1️⃣. Để tránh việc gặp mưa khi đổ bê tông, gia chủ cần chuẩn bị:
☑️Dự báo thời tiết: Trước khi đổ bê tông, hãy xem dự báo thời tiết để có sự chuẩn bị, giải pháp xử lí tốt nhất. Nếu ngày đổ bê tông được dự báo sẽ mưa thì nên lùi sang ngày khác.
☑️Chuẩn bị vật dụng: Luôn có sẵn 1-2 tấm bạt lớn để che chắn khi đổ bê tông gặp mưa
☑️Kiểm tra hệ thống thoát nước: Kiểm tra lại tất cả hệ thống thu và thoát nước để tránh tình trạng gặp mưa quá lớn không thể thoát nước được, gây ngập úng.
2️⃣. Kinh nghiệm đổ bê tông khi gặp mưa:
☑️Ngừng thi công: Nếu mưa nhỏ, tập trung nhân lực và thiết bị để hoàn thiện bê tông ngược lại nếu mưa lớn, hãy tạm dừng thi công ngay
☑️Tạo mạch ngừng và che chắn: Nếu phải tạm ngừng thi công giữa chừng do mưa, thông báo xuống dưới làm các mạch ngừng cho dầm và bê tông sau đó tiến hành che chắn cẩn thận bằng bạt lớn đã chuẩn bị để đảm bảo chất lượng bê tông.
3️⃣. Xử lí sau khi mưa tạnh:
Sau khi mưa tạnh, muốn tiếp tục thi công thì phải chờ cho bê tông đạt cường độ 25 daN/cm2 ngưng chỗ nào thì khi trở lại thi công phải xử lý mạch ngừng đó.
Mạch ngừng chính là chỗ gián đoạn khi đổ bê tông được bố trí ở một nơi nhất định nếu đang đổ mà ngừng thì nơi được đổ trước đó sẽ đông cứng nhưng lớp vừa đổ lại chưa khô. Do đó phải tạo ra mạch ngừng phẳng và phải vuông góc với phương truyền lực nén với kết cấu.
☑️Xử lý bê tông cũ: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông cũ. Sau đó tưới nước xi măng lên bề mặt bê tông cũ trước khi đổ lớp mới.
☑️Đục bỏ phần kém chất lượng: Đục bỏ những chỗ không đạt yêu cầu, làm nhám bề mặt và tưới nước xi măng lên mạch ngừng.
☑️Sử dụng phụ gia kết dính: Để tăng độ kết dính mạch ngừng ( giữa lớp cũ và lớp mới).
☑️Chia nhỏ diện tích thi công: Khi làm móng bè hoặc sàn lớn, chia thành nhiều phần nhỏ để dễ xử lý nếu trời mưa. Nếu không thể xử lý, chỉ có thể cần đập bỏ và làm lại.
☑️Lưu ý xử lý mạch ngừng:
Mạch ngừng nằm ngang: Cần xử lý bê tông cũ thật cẩn thận, đảm bảo lớp mới được đầm lèn chặt vào lớp cũ.
Mạch ngừng thẳng đứng: Sử dụng lưới thép với mắt 5-10mm và khuôn chắn. Làm ẩm và làm nhám bề mặt bê tông cũ trước khi đổ lớp mới.
=> Lưu ý đầm thật kỹ để đảm bảo độ liền khối của kết cấu và không bị chênh lệch dù là rất nhỏ.
💡Mạch ngừng thi công nên cách mặt dưới bản 2-3 cm với dầm kich thước lớn.
💡Nếu đổ bê tông sàn phẳng, mạch ngừng có thể đặt song song với cạnh ngắn nhất.
💡Đảm bảo mạch ngừng nằm trong khoảng cách giữa nhịp dầm và được bố trí ở ¼ nhịp nếu đổ bê tông song song.
👉Nếu mưa quá lớn hoặc kéo dài, tốt nhất nên liên hệ với đơn vị thi công để được tư vấn và hỗ trợ.
Để đảm bảo chất lượng công trình, hãy chọn đơn vị thi công uy tín và sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng cao.
Kết luận:
Đổ bê tông gặp mưa là tình huống không ai mong muốn, tuy nhiên với những kiến thức và kinh nghiệm trên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình huống này. Hãy luôn chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia khi cần thiết.
💁Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ Công ty Cổ phần XD & KT KS Thái Sơn với Thương hiệu Bê Tông Hà Liên. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG ĐÚNG CÁCH – BÍ QUYẾT TĂNG ĐỘ BỀN CHO CÔNG TRÌNH

Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ là bước quan trọng giúp đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của công trình. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, bê tông sẽ đạt cường độ và độ bền tốt nhất, tránh được các vấn đề như nứt, rỗ bề mặt hay thấm nước.
⚠️Tại sao cần bảo dưỡng bê tông❓❓❓
Bê tông sau khi đổ cần giữ độ ẩm liên tục để xi măng thủy hóa và đông kết. Nếu không, bê tông sẽ bị khô nhanh, dẫn đến các vết nứt, giảm chất lượng và độ bền của công trình. Đặc biệt, khi đổ bê tông vào ngày nắng nóng, nếu không được tưới nước kịp thời, bề mặt bê tông dễ xuất hiện vết trắng hoặc rỗ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu và tuổi thọ của công trình
⚠️Nguyên tắc bảo dưỡng bê tông nên nhớ✅
💧Giữ độ ẩm liên tục: Mặc dù nhìn bề ngoài thì bê tông dần dần đông cứng nhưng bên trong vẫn diễn ra quá trình thủy hóa. Sau khi đổ, cần tưới nước đều đặn để đảm bảo quá trình đông kết diễn ra tốt nhất.
🚷Tránh va chạm vật lý: Ngăn chặn mọi tác động vật lý, giẫm lên sàn, đặt vật nặng hay để các con vật di chuyển trên bề mặt bê tông, đặc biệt trong 12 giờ đầu sau khi đổ, để tránh nứt và hư hỏng.
♻️Quy trình bảo dưỡng theo tiêu chuẩn TCVN 828:2011 của Việt Nam.
1️⃣Giai đoạn đầu: Để ngăn bốc hơi, bảo vệ bề mặt bê tông khỏi nắng, gió và nhiệt độ cao bằng cách phủ bằng vật liệu ẩm như bạt hoặc nilon. Theo dõi và tưới nước thường xuyên để đảm bảo bê tông không bị mất nước. Ngoài ra, tránh tác động vật lý.
2️⃣Giai đoạn sau: Tiếp tục tưới nước cho bề mặt bê tông cho đến khi kết thúc quá trình bảo dưỡng. Trong 7 ngày đầu, tưới nước mỗi 3 giờ ban ngày và 1 lần ban đêm. Từ ngày 14 đến 18, tưới 3 lần mỗi ngày đêm. 🔆Lưu ý tần suất tưới cao hơn vào mùa nắng nóng.
⏰Thời gian bảo dưỡng bao lâu là đủ?
Thông thường, nên bảo dưỡng bê tông trong ít nhất 7 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu giữ bê tông lâu hơn, chất lượng sẽ càng tốt, nhưng việc tháo dỡ cốp pha chỉ nên diễn ra sau 21 ngày để đảm bảo an toàn.
💡Mẹo: Để việc tháo dỡ cốp pha dễ dàng, hãy bôi dầu chống dính lên cốp pha.
Để đảm bảo công trình của bạn luôn vững chắc và đạt chuẩn chất lượng, hãy chọn Bê Tông Hà Liên – Thương hiệu được tin dùng bởi nhiều công trình lớn. Với chất lượng vượt trội và quy trình kiểm soát chặt chẽ, bê tông Hà Liên giúp giảm thiểu rủi ro, tăng độ bền và sự an toàn cho mọi dự án.
Liên hệ ngay để nhận tư vấn và giải pháp bê tông tốt nhất cho công trình của bạn!

Tổng quan về bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép là kết cấu cực kỳ quan trọng, xuất hiện trong các công trình xây dựng với nhiệm vụ chính là chịu các lực tác động. Kết cấu này có những đặc điểm và cấu tạo riêng rất phù hợp với yêu cầu của các công trình. Một số những thông tin cơ bản nhất về bê tông cốt thép sẽ được giới thiệu ngay dưới đây để bạn đọc tham khảo.
❓BÊ TÔNG CỐT THÉP LÀ GÌ❓
Bê tông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu composite được tạo thành từ sự kết hợp của bê tông và thép. Trong đó, bê tông đóng vai trò chịu lực nén chính, còn thép sẽ chịu lực kéo và chịu cắt.
Cấu kiện này được sử dụng trong mọi công trình xây dựng như một điều kiện cơ bản để tạo nên kết cấu phần thô. Nó sẽ đóng vai trò chịu lực cho mọi tác động của các hoạt động xây dựng, sinh hoạt của con người.
❓CẤU TẠO CỦA BÊ TÔNG CỐT THÉP NHƯ THẾ NÀO❓
Bê tông cốt thép có cấu tạo từ 2 phần chính, đó là:
🔴 Bê tông: Là hỗn hợp được trộn đều từ các loại vật liệu quen thuộc như xi măng, cát, đá và nước. Bê tông có khả năng chịu nén tốt nhưng lại yếu về khả năng chịu kéo.
🔴Thép: Thành phần này được bố trí bên trong khối bê tông. Thép có khả năng chịu kéo và chịu cắt cực tốt.
Khi bị lực tác động, bê tông và thép sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý hỗ trợ lẫn nhau. Bê tông chịu lực nén, bảo vệ cốt thép khỏi bị ăn mòn và tăng độ bám dính giữa bê tông và thép. Trong khi đó cốt thép sẽ chịu lực kéo và cắt, giúp phân bố đều lực tác dụng lên toàn bộ kết cấu.
💡Những ứng dụng phổ biến của bê tông cốt thép cực kỳ đa dạng và phổ biến hiện nay💡
✅Xây dựng nhà ở dân dụng với nhiều hạng mục khác nhau của các công trình như móng nhà, sàn nhà, tường nhà, trần nhà, cầu thang, mái nhà,….
✅Công trình giao thông được làm từ BTCT quen thuộc như cầu, đường, hầm,…
✅Ứng dụng trong các công trình thủy lợi như xây dựng đập nước, kênh mương,…
✅Ứng dụng trong các công trình công nghiệp của bê tông cốt thép như nhà xưởng, kho bãi, nhà máy, xí nghiệp,…
❓PHÂN LOẠI THEO TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT KHI CHẾ TẠO❓
🟩 Bê tông cốt thép thường: Khi chế tạo cấu kiện, cốt thép ở trạng thái không có ứng suất.
🟩 Bê tông cốt thép dự ứng lực: Cốt thép được nén trước khi đổ bê tông.
❓PHÂN LOẠI KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP THÔNG DỤNG HIỆN NAY❓
🟥 Bê tông cốt thép đổ tại chỗ: Đây là phương pháp thi công phổ biến nhất, trong đó bê tông và cốt thép sẽ được đổ trực tiếp tại hiện trường.
🟥 Bê tông cốt thép lắp ghép: Phương pháp này sử dụng các cấu kiện BTCT được sản xuất sẵn tại nhà máy và được vận chuyển đến hiện trường và lắp ghép lại với nhau.
🟥 Bê tông cốt thép nửa lắp ghép: Phương pháp này kết hợp ưu điểm của hai phương pháp trên.
❓LÝ DO BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU TRONG XÂY DỰNG❓
✅Khả năng chịu lực cao
Bê tông có khả năng chịu nén tốt kết hợp với thép có khả năng chịu kéo và chịu cắt tốt đã tạo nên khả năng chịu lực tổng hợp cao giúp công trình có được độ bền vững nhất định. Nhờ ưu điểm này mà BTCT phù hợp để xây dựng các công trình có quy mô lớn, có nhiều tầng hoặc có yêu cầu chịu tải trọng cao.
✅Độ bền cao
Bê tông có khả năng chống thấm, chống cháy và chống ăn mòn tốt. Thép được bảo vệ bởi lớp bê tông bên ngoài, tránh khỏi tác động của môi trường. Vì vậy mà cấu kiện này luôn có độ bền cao, có thể chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt và có tuổi thọ sử dụng lâu dài.
✅Tính linh hoạt của bê tông cốt thép
Bê tông có thể được đổ và tạo hình theo nhiều hình dạng khác nhau, phù hợp với nhiều loại công trình. Trong khi đó thì thép có thể được uốn, bẻ theo nhiều hình dạng khác nhau để đáp ứng các yêu cầu về thiết kế, rất phù hợp để xây dựng các công trình có kiến trúc phức tạp và đa dạng.
✅Chi phí thi công hợp lý
So với các loại vật liệu xây dựng khác như thép hay gỗ, BTCT có chi phí thi công hợp lý hơn. BTCT có thể được sản xuất tại địa phương, giúp giảm chi phí vận chuyển. Quá trình thi công BTCT tương đối đơn giản và nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
Bài viết trên đưa cho bạn đọc những thông tin hữu ích về BTCT. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay với bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi. Đội ngũ Thái Sơn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn nhanh chóng và tận tâm nhất!
Bài viết chuyên môn

Cát nghiền: Ứng dụng, ưu điểm, đặc tính kỹ thuật và công nghệ sản xuất

CÁT NGHIỀN CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA

Ngành xây dựng Việt Nam đang phát triển mạnh, kéo theo sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu sử dụng cát xây dựng. Dự báo thiếu hụt trầm trọng cát tự nhiên. Do đó, đẩy mạnh việc sử dụng cát nghiền thay thế là hướng đi hợp lý, tất yếu trong tương lai. Góp phần giảm tác động môi trường, phát huy tối đa ưu điểm của nguồn tài nguyên đá và sự phát triển bền vững vật liệu cát. Chúng tôi là công ty đi đầu về đầu tư công nghệ, sản xuất, cung ứng cát nghiền hiện nay.

  • Hạt cát nghiền có hình dạng tròn đều, ít góc cạnh giúp giảm ma sát, tăng tính linh hoạt, ổn định chất lượng, tính công tác cho bê tông.
  • Dễ dàng phối trộn và tương thích với các loại vật liệu khác giúp tối ưu cấp phối, tạo ra loại bê tông đặc chắc, không có lỗ rỗng.
  • Bê tông sử dụng cát nghiền có cường độ nén và uốn rất cao, chịu mài mòn tốt. Khả năng chống thấm, chống xâm thực cực tốt. Bền vững và ổn định với môi trường, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo tuổi thọ lâu dài của công trình.
  • Cho phép tiết kiệm đáng kể lượng xi măng và các chất kết dính. Tiết kiệm chi phí.
  • Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của các địa phương, có thể giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo nguồn cung phù hợp, giảm áp lực cho các công trình hạ tầng giao thông một cách đáng kể.
  • Sản phẩm đã được chứng nhận ISO 9001:2015 và Chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD.
Bài viết chuyên môn, Tin đoàn thể

Bê tông tươi: Đặc tính kỹ thuật và ưu điểm nổi bật trong xây dựng

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn tại Việt Nam, chúng tôi luôn coi trọng sự phát triển bền vững, luôn cố gắng mang lại cho quý khách hàng những giá trị vượt trội về chất lượng dịch vụ và đa dạng sản phẩm. Chính vì lẽ đó, Công ty đã mạnh dạn đầu tư các trạm bê tông tươi có công suất lớn nhằm sản xuất sản phẩm tốt ra thị trường.

1.2. Tiêu chuẩn của bê tông:

  • theo TCVN 9340:2012

1.3. Khối lượng thể tích:

  • từ 2.200 kg/m3 đến 2.500 kg/m3

1.4. Hỗn hợp bê tông:

  • Được sản xuất phù hợp với các yêu cầu của TCVN và các quy trình công nghệ được phê duyệt; phù hợp với điều kiện vận chuyển trong hợp đồng mua-bán.
  • Bảo đảm đạt được các yêu cầu cơ bản đối với bê tông ở cả trạng thái hỗn hợp và khi đã đóng rắn về: Tính công tác; Cường độ bê tông (nén, kéo…); Kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu; Thời gian đông kết; Độ tách nước và tách vữa; Hàm lượng bọt khí; Khối lượng thể tích; Các tính chất yêu cầu khác.

1.5. Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu chế tạo hỗn hợp bê tông:

  • Xi măng: đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng TCVN 2682:2009 và TCVN 6260:2009.
  • Cốt liệu: đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 7570:2006.
  • Nước trộn: đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 4506:2012.
  • Phụ gia hóa học: đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 8826:2012 và thỏa thuận với người sử dụng.
  • Phụ gia khoáng: đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 8827:2012 hoặc các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật đối với các phụ gia khoáng khác (không phải là Silicafume và tro trấu nghiền mịn) và thỏa thuận với người sử dụng.

– Dây chuyền cung cấp khép kín, hoàn toàn chủ động nguồn vật liệu, bảo đảm nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc rõ ràng, ổn định, chất lượng tốt nhất và được kiểm soát khắt khe.

– Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

– Hệ thống điều khiển trạm trộn hiện đại, tự động hoàn toàn, công suất 120 m3/trạm.

– Với năng lực thiết bị nhiều và đa dạng:

  • Xe vận chuyển bê tông các loại.
  • Cần 38 m, 45 m, 52 m, 68 m với công suất từ 130 m3/giờ đến 158 m3/giờ.

– Với đội ngũ kỹ sư, tư vấn, giám sát, kỹ thuật viên lành nghề và chuyên nghiệp sẽ giúp giải quyết được mọi vấn đề theo yêu cầu của nhà đầu tư.